Đã bước vào những tháng đầu xuân của năm mới Giáp Thìn 2024. Toàn dân đã có những ngày Tết Nguyên Đán cùng gia đình và bạn bè, chúng ta đã quay lại cuộc sống với công việc và các hoạt động kinh doanh sản xuất cho năm 2024 và hướng tới năm Giáp Thìn có nhiều tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh cũng như một nền kinh tế phát triển bền vững. Chính vì vậy, các công việc liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp cho năm 2024 là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp đang trong bối cảnh đứng trước nhiều thách thức trong đó có sự cạnh tranh không lành mạnh, các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi và phổ biến, hãy bắt đầu những khởi đầu mới cho năm 2024 với việc đăng ký nhãn hiệu đó là cách bạn sẽ mở ra được cánh cửa kinh doanh bền vững và tạo một cơ sở pháp lý để bảo hộ, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu của đơn vị bạn khi bạn phát hiện ra những hành vi vi phạm thương hiệu. Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay. Qua bài viết này ANY Việt Nam cùng các bạn tìm hiểu Nhãn hiệu là gì? Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra sao?
Khái niệm nhãn hiệu
- Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009):
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Chi tiết thủ tục hành chính:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | Theo quy định | Phí : 100000 Đồng Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ:100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ) Phí : 120000 Đồng Phí công bố đơn: Phí : 120000 Đồng Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: Phí : 120000 Đồng Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: Phí : 180000 Đồng Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ) Phí : 550000 Đồng Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ) Phí : 600000 Đồng Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu Lệ phí : 120000 Đồng Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm) Lệ phí : 150000 Đồng Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn) |
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn; – Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; – Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. |
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
Tờ khai | A.04 đăng ký NH.doc | Bản chính: 2 Bản sao: 0 |
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Số ký hiệu | Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|
01/2007/TT-BKHCN | Thông tư 01/2007/TT-BKHCN-Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp | 14-02-2007 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
18/2011/TT-BKHCN | Thông tư 18/2011/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 | 22-07-2011 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
50/2005/QH11 | Luật Sở hữu trí tuệ | 29-11-2005 | Quốc Hội |
103/2006/NĐ-CP | Nghị định 103/2006/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp | 22-09-2006 | Chính phủ |
13/2010/TT-BKHCN | Thông tư 13/2010/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 | 30-07-2010 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
05/2013/TT-BKHCN | Thông tư 05/2013/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 | 20-02-2013 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
16/2016/TT-BKHCN | Thông tư 16/2016/TT-BKHCN-Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 | 30-06-2016 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Yêu cầu, điều kiện đăng ký nhãn hiệu:
Quy trình đăng ký và xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu
Nguồn tham khảo dữ liệu từ cổng thông tin điện tử Đây
Máy rửa bát
Tủ cơm công nghiệp
Tủ cơm công nghiệp
Bếp Giàn Gas
Nồi nấu phở
Bếp Giàn Gas
Nồi nấu cháo
Bếp chiên tách dầu
Bếp Giàn Gas
Bếp Á công nghiệp
Tủ sấy bát
Tủ sấy bát